------TRANG CHỦ------  |  -----GIỚI THIỆU CHUNG-----  |  ------ DIỄN ĐÀN ------  |  ------TIN TỨC GIÁO DỤC------  |  ------TÀI NGUYÊN ------  |  -------LIÊN HỆ------  | 
  9:05:13 PM
Chào mừng các bạn đến với Website trường THPT Số 2 Văn Bàn
 
  TRANG CHỦ
»
Giới thiệu
»
Tin hoạt động
»
Tài nguyên
»
Tra cứu kết quả học tập
»
Công nghệ thông tin
»
Trường học thân thiện
»
Văn bản quản lý
»
Góc thư giãn
  HÌNH ẢNH
Tập thể GV trong ngày Khai Giảng 2010-2011
Diễn Đàn Trường THPT Số 2 Văn Bàn
Google
Lich cong tac
Học tập Bác Hồ
Vanbanphapqui
  SỐ NGƯỜI TRUY CẬP

 

Visitors:  2842262
Online: 32
Kế hoạch xây dựng THTT-HSTC
Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực Năm học 2010 - 201 ( 17/9/2010 )
Trường học thân thiện - Học sinh tích cực

SỞ GD&ĐT LÀO CAI                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT SỐ 2 VĂN BÀN             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





     Số …/KH-THPT S2.VB                            Văn Bàn, ngày … tháng 9 năm 2010

DỰ THẢO

 

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

Năm học 2010 - 2011



 

 


          Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, căn cứ công văn số 958/SGD&ĐT-GDTrH ngày 25/8/2010 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2010 – 2011, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 và điều kiện thực tế nhà trường. Trường THPT Số 2 Văn Bàn xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 - 2011 như sau:

         

I- Đặc điểm tình hình nhà trường liên quan đến việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

1- Những thuận lợi cơ bản

          - Nhà trường đó có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Có đầy đủ các công trình vệ sinh thuận lợi và sạch sẽ; CBGV và HS đều tham gia tích cực trong việc trồng và chăm sóc cây xanh.

          - Hoạt động dạy và học có kết quả thực chất, CBGV nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động giáo dục.

          - Nhà trường đó chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội, thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, tuyên tuyền thực hiện đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.

         

2- Những khó khăn và tồn tại lớn

          - Mặc dù cơ sở vật chất, kĩ thuật và cảnh  quan môi trường đã được đầu tư xây dựng qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay; ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh và tinh thần tiết kiệm của một bộ phận không nhỏ trong học sinh còn hạn chế.

          - Hoạt động dạy và học còn nhiều hạn chế, có đổi mới phương pháp nhưng chưa đều, chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được học sinh chuyên cần trong học tập và chưa khuyến khích được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học.

          - Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập.  Trong năm có nhiều  học sinh  bỏ học, không ham học, do ảnh hưởng các tệ nạn xã hội nên quá trình thực hiện các giải pháp đạt hiệu thấp.

          - Việc rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỷ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm còn hạn chế; nhiều học sinh thiếu ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử văn hoá.

          - Đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh kể cả các trò chơi dân gian nhưng chưa lôi cuốn được hầu hết học sinh tham gia nên hạn chế trong việc giáo dục.

 

II- Phương hướng thực hiện nhiệm vụ “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 - 2011   

1.  Mục tiêu chung

          Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường Giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của địa phương. Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Phấn  đấu đến năm 2013 sẽ hoàn thành mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” theo đúng các nội dung cơ bản của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo.

 

 

2.Các nhiệm vụ cụ thể

2.1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi và thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh.

 

2.2.  Kiện toàn Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Lãnh đạo, đại diện BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, các Tổ trưởng chuyên môn và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.

 

2.3. Tiếp tục duy trì  và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn: Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CBGV và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

         

2.4. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập: Tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

 

2.5. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

          - Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm.

          - Rèn sức khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội khác.

          - Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

          - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.

 

2.6. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương:

          Nhận chăm sóc 1 gia đình liệt sỹ tại địa phương, thực hiện lồng ghép với các môn học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng  một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.

         

 

III. Các giải pháp tổ chức thực hiện

 

1. Làm tốt công tác tuyên truyền và phát động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong lễ khai giảng năm học mới. Mọi CBGV-NV và học sinh của trường, mọi tổ chức trong nhà trường đều cam kết thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Làm sao cho mọi CBGV, học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của “trường học thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và địa phương.

 

2.Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương:

          - Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, và các ngành liên quan ở địa phườn cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

- Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực.

 

3. Phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo” và thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, thân thiện giữa các thầy cô giáo với các em học sinh, thân thiện giữ học sinh với học sinh.

          Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng các nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, đúc rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá... kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử  giữa các thành viên trong nhà trường.

 

4. Tiếp tục đầu tư để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn

          - Tu sửa, mua sắm CSVC, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ... Sửa chửa hệ thống điện, nước, bàn ghế, phòng học, phòng thực hành, sân bải... đảm bảo an toàn, sạch đẹp.

          - Tổ chức cho học sinh vệ sinh lớp học cho sạch sẽ, thoáng mát. Trang trí lớp học theo tiêu chí lớp học thân thiện.

          - Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh sạch đẹp của Bội Giáo dục, phát động CBGV và học sinh tích cực trồng, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài đường, vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc. Phấn đấu trong năm học trồng mới được 30 cây cảnh và cây bóng mát.

          - Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Phân công các khu vực vệ sinh chung cho từng lớp, phân công chăm sóc các bồn hoa, chậu cây trong sân trường, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chung.

          - Cung cấp nước uống sạch hàng ngày cho CBGV và học sinh toàn trường. Chú trọng việc giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, đặc biệt là trong mùa hè.

 

5. Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Trong năm học, mỗi tổ chuyên môn thực hiện ít nhất 3 chuyên đề đổi mới PPDH. Tổ chức có hiệu quả công tác hội giảng, coi đó là dịp để bồi dưỡng đội ngũ; Khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Chú trọng giúp đỡ học sinh học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh làm chủ quá trình học tập của mình, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học cũng như tham gia các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng cao. Tích cực đổi mới phương pháp học tập. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập, thành lập các nhóm cốt cán bộ môn để giúp bạn trong lớp cùng tiến bộ

.           - Phát huy tối đa các phương tiện hiện đại, các phòng học bộ môn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, để học sinh trong nhà trường hoà nhịp được với bước tiến của thời đại công nghệ thông tin.

- Để hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", Công đoàn nhà trường có nhiệm vụ chủ đạo trong công tác giáo dục tư tưởng nhận thức, nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi đoàn viên giáo viên. Phấn đấu để có giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh; tăng tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và thi vào các trường ĐH, CĐ, THCN.

          - Tiếp tục lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh học sinh về chất lượng giảng dạy, ý thức và tinh thần phục vụ của thầy cô giáo để làm căn cứ khi xét thi đua, đánh giá giáo viên hoặc phân công giảng dạy.

 

6. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

          - Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; các giờ dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần... để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một số em có kỹ năng điều hành, quản lý. Phấn đấu mỗi tháng có 3 buổi sinh hoạt tập thể cho học sinh vào các tiết chào cờ đầu tuần.

          - Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, giáo dục rốn sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác.

          - Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá, không có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam - nữ; phân biệt giàu nghèo… Rèn kỹ năng tự đấu tranh để chống hình thành các băng nhóm tội phạm, phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.

 

7. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương

          - Chăm sóc gia đình liệt sỹ Hoàng Đình Van.

          - Tổ chức sinh hoạt, gió ngoại, cắm trại, ... ngay trên khu di tích lịch sử để cho các em có điều kiện gần gũi hơn với khu di tích, gắn bài học với thực tiển để giáo dục truyền thống văn hoá, tinh thần cách mạng  cho học sinh.

 

IV. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Ban giám hiệu

- Tổ chức phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" gắn liền với kế hoạch năm học của nhà trường.

- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS, các cơ quan đóng trên địa bàn, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho học sinh.

- Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi giáo viên, tổ chức các hoạt động phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, thi đua trong hệ thống Công đoàn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh và giáo viên trong nhà trường.

Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức đánh giá sơ kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm học tiếp theo. Xét khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

2. Đối với  Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Tổ chức phát động phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến từng Chi đoàn, Chi hội, gắn với kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên trong năm học.

- Tổ chức Cuộc vận động “Học sinh tự rèn luyện”;     giới thiệu và tổ chức các trò chơi dân gian...  

- Hành trình “Theo dấu chân Bác”, nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” trong đoàn viên, thanh niên , tổ chức Cuộc thi “Hành quân Bằng điểm số” tới các địa điểm Bác Hồ từng sống và hoạt động cách mạng …  

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp cùng ban thi đua của nhà trường theo dõi đánh giá đúng việc thực hiện các nội dung  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các Chi đoàn, Chi hội. Theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở các em học sinh thực hiện nghiêm túc các nội qui, qui định của nhà trường.

 

3. Đối với Tổ chuyên môn, Tổ chủ nhiệm

- Tổ chuyên môn: Tổ chức phát động phong trào thi đua đến từng tổ viên, gắn với kế hoạch chuyên môn của từng tổ. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ phối hợp cùng với Tổ chủ nhiệm trong các công việc có liên quan đến việc thực hiện phong trào thi đua.

- Tổ chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện của giáo viên chủ nhiệm và của các lớp.

- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học các tổ chuyên môn tổ chức nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của từng tổ viên; tổ chủ nhiệm tổ chức nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của giáo viên chủ nhiệm và của các lớp.

 

4. Đối với giáo viên

- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung đã nêu ở trên trong các tiết học giáo dục tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá; quan tâm tới các đối tượng học sinh các biệt, giáo dục về bình đẳng giới cho học sinh...Thường xuyên phối hợp với CMHS của lớp trong việc giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung  có liên quan trong các tiết học mà mình phụ trách.

- Giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.

 

5. Đối với hội CHMS nhà trường

Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường có nhiệm vụ

- Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Hội CMHS trong Đại hội đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện CMHS trường đề ra.

- Cùng nhà trường thực hiện tốt phong trào xây dựng cảnh quang  nhà trường

- Phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.

- Phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục cho những học sinh có hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong  hè ở địa phương.

- Phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học; vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện học sinh.

- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các ban đại diện CMHS các lớp.

 

6 Đối với học sinh nhà trường

Học sinh nhà trường có nhiệm vụ:

- Kính trọng thầy cô, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện tốt điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Tham gia tốt các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, của địa phương.

Trên đây là kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2010-2011. Ban chỉ đạo của nhà trường đề nghị  các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, CBGV – NV và học sinh toàn trường, các bộ phận công tác có liên quan thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên có ý kiến phản ánh kịp thời để tìm biện pháp khắc phục.

 

                             TM. BAN CHỈ ĐẠO

Nơi nhận:                                                                                                    Trưởng ban       

            - Sở GD&ĐT (GDTrH);

            - Chi bộ Đảng trường THPT Số 2 Văn Bàn;

            - Công đoàn trường THPT Số 2 Văn Bàn;

            - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh THPT Số 2 Văn Bàn;

            - Các tổ trưởng tổ chuyên môn;

            - Các giáo viên chủ nhiệm;

            - Lưu VT.

                                                                                             

Số lượt đoc: 8496
• Xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" ( 22/9/2010 )

 


  TIN MỚI NHẤT
- Tổ chức thành công Lễ tri ân & trưởng thành cho học sinh khối 12 niên khóa 2015 -
- Tổ chức thành công Lễ tổng kết năm học 2017 - 2018
- Họp Ban đại diện CMHS khối 12 chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi THPT Quốc Gia
- Khai mạc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2018 – 2019
- 10 tấm gương tiêu biểu xuất sắc nhận thưởng tại UBND huyện Văn Bàn
  HÌNH ẢNH
Thoi khoa bieu
Thông tin tuyển sinh trường CĐCKLK Thái Nguyên
Trường học thân thiện
3congkhai
http://ttgdtxlaocai.net
Quy hop
Thuviengiaoandientu
Trangmuctim
Kết nối bạn bè
GIỚI THIỆU   |   TÀI NGUYÊN   |   TIN MỚI   |   ĐẶT LÀM TRANG CHỦ
 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT SỐ 2 HUYỆN VĂN BÀN - LÀO CAI
Email : vanban2@gmail.com
Website được xây dựng bởi Nguyễn Tuấn Anh & Vũ Thị Hương giáo viên Tin học
Source by haanh.co